Yua Mikami

"Tôi ngoài 30 tuổi, có hai bằng đại học ở Việt Nam và đã đi làm một thời gian, nhưng tôi đã vừa học nhattin

【nhattin】Ảo vọng du học sẽ có lương vài nghìn USD

"Tôi ngoài 30 tuổi,Ảovọngduhọcsẽcólươngvàinghìnhattin có hai bằng đại học ở Việt Nam và đã đi làm một thời gian, nhưng tôi đã vừa học vừa làm lấy bằng ngoại ngữ, qua Tết sẽ đi du học. Suy nghĩ của tôi du học chỉ là để trải nghiệm một cuộc sống khác, một môi trường tiên tiến hơn, mở rộng tầm hiểu biết.

Bầy giờ hàng tháng đi làm lãnh lương, drama công sở, nhậu nhẹt xã giao, không biết cuộc sống sẽ như thế nào sau chục năm nữa, sức khỏe cũng giảm dần, như là một cuộc chiến mà gần như mình phải đối phải đối mặt và trăn trở.

Có thể các bạn có cuộc sống khác, tôi không đánh đồng, nhưng nếu con cái hoặc người thân có ý định đi du học mình nghĩ cũng là một giải pháp hay, cho các bạn trẻ được trải nghiệm và tự lập từ sớm.

Ở lớp ngoại ngữ, tôi thấy nếu bạn nào đã có khả năng và quyết tâm học thì các bạn tiếp thu rất nhanh, chăm chỉ và cầu tiến, lấy bằng nhanh chóng, ngược lại có những bạn vừa học vừa chơi không đâu vào đâu, tốn kém cho gia đình. Một năm trôi qua mà vẫn không học xong, rồi không biết khi sang nước ngoài các bạn ấy sẽ thích nghi với một nền văn hóa hoàn toàn lạ lẫm sẽ như thế nào.

Vậy nên các bậc phụ huynh ngoài chuyện định hướng con cái về con đường tương lai, khả năng kinh tế, cũng phải xem xét lực học và khả năng của con. Đừng mù quáng, thấy những cám dỗ màu hồng mà những trung tâm tư vấn đặt ra, thậm chí nhiều chỗ còn bắt đóng một số tiền 'cọc' khá lớn trước khi học ngoại ngữ, bao đậu. Phải thật tỉnh táo và tham khảo nhiều nguồn".

Độc giả hungtranngoài 30 tuổi, chia sẻ như trên sau bài viết 'Nhà nghèo' muốn du học của tác giả Võ Nhật Vinh. Có hai bằng đại học chuẩn bị đi du học sau thời gian làm việc chia sẻ quan điểm du học không chỉ là để học, mà còn để trải nghiệm một cuộc sống khác, mở rộng kiến thức và tầm hiểu biết. Bên cạnh đó, năng lực là thứ vô cùng quan trọng khi du học bên cạnh khả năng kinh tế.

Bài viết của tác giả Võ Nhật Vinhcho rằng "du học nghề" không đơn giản, đòi hỏi khả năng ngoại ngữ, kỹ năng mềm và sẽ có những khó khăn tài chính phải đối mặt. Du học là một cơ hội tốt, nhưng mỗi trường hợp cần phải tính toán kỹ lưỡng và không nên quá ảo tưởng.

Độc giả tran huu vynhấn mạnh rằng việc du học đòi hỏi khả năng học tập và nghị lực: "Muốn đi du học thực sự, trước tiên ứng viên cần có khả năng học tập giỏi hoặc khá giỏi trở lên và nghị lực phấn đấu nghiêm túc. Tất nhiên trình độ ngoại ngữ cũng phải tương xứng ở một mức độ nào đó để có thể tự lập được.

Không có ý định khoe, nhưng cháu gái tôi là một trường hợp như vậy. Cháu đã tự tìm học bổng, gia đình tự túc cho cháu ăn ở, và cháu đã hoàn thành chương trình đại học chỉ hai năm với bằng loại giỏi. Bây giờ cháu đang tiếp tục vừa đi làm, vừa theo học thạc sĩ và một bằng tốt nghiệp thứ hai tại nước ngoài.

Còn nếu gia đình chỉ có tiền mà các cháu không có khả năng học hoặc không có chí thú học, thì có đi nước ngoài chăng nữa, cũng chỉ là để tham quan và 'thưởng ngoạn' mà thôi".

Độc giả phanasaozcho rằng rằng thu nhập sau khi học nghề có thể không cao và các thông tin về du học thường bị tô vẽ và phóng đại:

"Tôi có nhiều bạn bè, ở Việt Nam học trường chuyên lớp chọn, sang Đức từ 10-15 năm trước đến nay, học ở trường top đầu nước Đức và thế giới, đỉnh cao về kỹ thuật và nghiên cứu, có bằng thạc sĩ và đi làm cho các ông lớn như Facebook, Google, Microsoft, Check24, Qualcomm, Intel, Audi, BMW, Mercedes... vẫn phải vật lộn với giá cả cuộc sống thường nhật.

Các bạn du học nghề, văn bằng ngang ngửa với học các trường nghề, trung cấp ở Việt Nam. Thu nhập trong 3 năm học nghề là 900-1300 euro trước thuế (tương đương mức lương 5 triệu đồng ở Việt Nam), và trong 3-5 năm đầu sau khi ra trường chủ yếu là 2.200-3.800 euro trước thuế. Các bạn tự tính phần còn lại.

Du học nghề đang bị tô vẽ, theo dệt quá nhiều sắc hồng. Các bạn ở Việt Nam dễ dàng bị dụ dỗ bởi những lời tư vấn không thực tế, phóng đại. Đồng thời, các bạn tìm đến du học nghề thường xuất thân từ những người có năng lực học tập không cao (nếu không đã theo đuổi con đường đại học), khả năng tự tìm hiểu thông tin không tốt, dẫn đến không thể tự đánh giá điểm vô lý trong các lời tô vẽ, tự tìm hiểu thêm các thông tin về cuộc sống ở nước ngoài".

Độc giả Richterchia sẻ quan điểm rằng du học không phải là lời giải cho tất cả mọi người, đồng thời đưa ra những thách thức sau khi du học:

"Với tôi, du học chỉ mang lại 50/50 cơ hội, nếu con em mình có tính cách chịu khó, đam mê với lĩnh vực nào đó mà ở Việt Nam không có môi trường đủ tốt cho ngành này, và mong muốn sau này ở lại trời Tây làm việc thì hãy du học.

Bây giờ học ở trời Tây, dù có bằng tiến sĩ, thì cũng chỉ ra đi làm thuê, hiếm lắm làm IT, bác sĩ, luật sư lâu năm mới lương cao, còn lại lương bình dân trong xã hội của người ta, nếu tính tiền mua nhà, mua cửa, xe pháo thì bao giờ cho gỡ được vốn. Rồi chưa kể các cháu nếu sang Tây học bậc đại học thì đã chắc cái ngành mình học là đúng đam mê chưa, hay tuổi trẻ nông nổi chọn bừa ngành nghề theo review trên Tik Tok của ai đó.

Rồi chuyện cả thèm chóng chán lại bỏ cuộc, hoặc không chịu được cuộc sống phải tự lập không có cha mẹ ở bên, rồi sa đà vào những cuộc chơi xuyên ngày đêm với đám bạn hư hỏng nước đó. Mức lương dành cho bậc đại học, thạc sĩ ở Việt Nam thì chả phân biệt gốc gác là bạn học ở trong nước hay đi trời Tây về đâu.

Thử tưởng tượng bỏ mấy trăm triệu đi Anh học thạc sĩ xong về nước lương tháng không nổi 20 triệu ở Hà Nội, TP HCM, như vậy bao giờ cho gỡ lại được vốn?Kiến thức học được nếu không có chỗ mà vận dụng thì chỉ cần một, hai năm là mai một ngay.

Thế nên đừng quá hy vọng về việc du học là liều thuốc biến con em mình từ bình thường thành thiên tài, nó chỉ là có một cơ hội cho các cháu thử sức thôi. Mà cơ hội thì có người tận dụng được, có người không thể".

Độc giả nickname mẹ milonói: Học tốt và có khả năng thích nghi tốt thì ở đâu cũng được, dù tài chính kém vẫn có thể săn học bổng. Còn nếu con học kém thì cha mẹ phải mạnh kinh tế, không nghĩ đến vấn đề hoàn vốn thì con cái mới đỡ áp lực.

Con đường du học giúp các bạn có trải nghiệm thực tế ở nhiều quốc gia, trải nghiệm văn hóa, trải nghiệm phong cách làm việc chứ không phải giúp bạn có luôn những thứ đó, có luôn công việc tốt sau khi ra trường. Bạn phải rèn luyện và nỗ lực gấp đôi các bạn nước sở tại mới được.

Phòng tôi làm việc có đến 60% là các bạn du học sinh ở Mỹ, Anh và Singapore về. Tôi không biết sau bốn năm du học các bạn học được gì nhưng năng suất lao động, chất lượng lao động khi về Việt Nam vẫn kém, thậm chí còn kém hơn các em học tại các trường như Bách Khoa, Ngoại Thương và Kinh tế Quốc dân, lại hay ý kiến quy trình này nọ.

Các em có phần nổi trội hơn ở khoản tự tin và giao tiếp tiếng Anh, còn về chuyên môn, tôi thấy bình thường.

Bố mẹ nên cân nhắc, du học sinh mới về công ty tôi trả lương 12 triệu đồng, các em tốt nghiệp trong nước nhưng hiệu quả làm việc tốt hơn lương đã có lương 18-20 triệu đồng rồi. Vấn đề mong cho con du học để được định cư thì nên xem năng lực con mình. Còn mong về lương 1.000-2.000 USD luôn thì không nên ảo tưởng".

Hữu Nghịtổng hợp

>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap